Chữa mốc gà chọi là một kiến thức quan trọng mà các sư kê cần tìm hiểu và nắm rõ. Bởi bệnh mốc khá phổ biến ở gà. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ cho phần da bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, phong độ của gà chiến. Để chữa bệnh mốc ở gà chọi thì anh em hoàn toàn có thể áp dụng những cách chữa dân gian, không cần dùng thuốc tây mà hiệu quả, an toàn ở dưới đây.

Tại sao gà chọi bị mốc?

Gà chọi bị mốc do môi trường sống chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh
Gà chọi bị mốc do môi trường sống chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh

Bệnh mốc hay còn gọi là nấm mốc, lác mốc. Căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến nguyên nhân chính là do môi trường sống, chuồng trại nuôi gà không đảm bảo vệ sinh, không được dọn dẹp thường xuyên. Điều này tại không gian thuận lợi để các loại ký sinh, vi khuẩn phát triển mạnh và bám lên da gà. Lâu dài thì chúng hình thành những mảng nấm, lác.

Bên cạnh đó, khi chữa mốc gà chọi thì mọi người sẽ thấy một nguyên nhân chính để chiến kê dễ mắc căn bệnh này là do các vết thương sau khi đi đá về không được vệ sinh kỹ. Các vết máu trên da là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi không được điều trị ngay, da của gà sẽ có dấu hiệu nấm, lan rộng nhanh.

Mặc dù căn bệnh mốc lác không ảnh hưởng đến tính mạng của gà cưng ngay nhưng các mảng mốc màu trắng khiến ngoại hình của gà xấu xí. Chiến kê luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, stress. Kèm theo đó, chúng thường hay bỏ ăn, sức khỏe giảm sút. Điều này ảnh hưởng lớn đến phong độ, thể lực của gà khi ra sân đá gà chuyên nghiệp.

Các con đường lây bệnh và triệu chứng của bệnh mốc ở gà chọi

Triệu chứng của bệnh mốc lác là da gà xuất hiện lớp vảy trắng
Triệu chứng của bệnh mốc lác là da gà xuất hiện lớp vảy trắng

Để chữa mốc gà chọi kịp thời và hiệu quả thì sư kê cần nắm được con đường lây truyền và các biểu hiện của căn bệnh này. Theo đó, đây là bệnh có thể lây trực tiếp khi gà khỏe mạnh tiếp xúc với những con đã nhiễm bệnh thông qua lớp vảy mốc trắng trên da. Đặc biệt, các trường hợp da gà bị xây xát, trầy xước thì cũng dễ nhiễm nguồn bệnh từ môi trường.

Bệnh mốc ở gà biểu hiện ngay trên da nên mọi người rất dễ nhận biết. Đầu tiên, da ở các vùng mào, đầu, cổ sẽ xuất hiện các đốm vảy màu trắng. Càng về sau thì đốm nấm trắng này sẽ lan rộng, sần sùi như rắc bột lên. Vì nấm lác rất ngứa nên gà sẽ có biểu hiện rỉa lông, ngực, cánh thường xuyên.

Các mảng trắng trên da là lớp da chết do nấm mốc sinh ra. Khi khô và đủ lâu thì chúng sẽ bắt đầu bong tróc ra khỏi da và rơi rụng khắp chuồng nuôi, dễ truyền nhiễm sang các con gà khác. 

Cách chữa mốc gà chọi không dùng thuốc tây

Chữa mốc lác cho gà chọi bằng phương pháp dân gian an toàn, lành tính
Chữa mốc lác cho gà chọi bằng phương pháp dân gian an toàn, lành tính

Hiện nay, bệnh mốc gà chọi có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau từ dân gian đến thuốc tây. Tuy nhiên, các sư kê vẫn ưu tiên sử dụng các cách chữa mốc gà chọi dân gian, không sử dụng thuốc tây vì an toàn, lành tính và không tốn nhiều chi phí. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh mốc ở gà chọi không cần đến thuốc tây vẫn rất hiệu quả.

Cách 1: Rượu + quế + nghệ + măng cụt

Đây là công thức được áp dụng nhiều nhất chữa mốc gà chọi. Từ các nguyên liệu trên, mọi người sẽ ngâm trong thời gian 1 tháng là có thể dùng được. Sư kê dùng khăn mềm để thấm hỗn hợp trên để lau lên những vùng da mốc lác. 

Các thành phần trong công thức này ngoài có tác dụng diệt khuẩn thì còn giúp gà chọi đỏ da, giảm ngứa ngáy. Mỗi ngày, sư kê bôi cho gà cưng một lần. Sau một tuần là khỏi hẳn. Để đẩy nhanh thời gian điều trị thì sư kê có thể thực hiện thêm kỹ thuật om bóp cho gà chọi bằng nghệ, chè, ngải cứu.

Cách 2: Rượu + rễ cây bạch hạc

Rượu trắng 40 độ được dùng để ngâm với rễ cây bạch hạc chữa mốc gà chọi rất nhanh. Hỗn hợp này ngâm từ 20 - 30 ngày thì sư kê sẽ dùng để chữa mốc cho gà chọi. Da bị mốc sẽ được lau sạch trước khi bôi dung dịch này nên. Mỗi ngày sư kê sẽ bôi cho gà từ 2 -3 lần. Sau 4 - 5 ngày thì tình trạng mốc trắng trên da sẽ biến mất.

Cách 3: Nước chè

Nước chè từ lá chè tươi được sư kê dùng để tắm chữa mốc cho gà chọi. Một mặt giúp lông gà mượt mà hơn, mặt khác vừa có khả năng sát khuẩn làm sạch da. Theo đó, khi gà chọi mới xuất hiện các vết mốc đốm nhỏ thì mọi người nấu nước lá chè để tắm, vệ sinh cho phần da bị mốc. Cách này rất dễ áp dụng cho các sư kê mới chăm sóc và nuôi gà chọi vì nguyên liệu dễ tìm, sử dụng nhanh chóng.

Những biện pháp phòng bệnh mốc ở gà chọi

Sư kê cần chủ động phòng bệnh mốc lác cho gà
Sư kê cần chủ động phòng bệnh mốc lác cho gà

Mọi người khi tìm hiểu cách để chữa mốc gà chọi thì nên tìm hiểu thêm về biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Bởi không phòng ngừa thì gà dễ mắc lại cũng như lây lan rộng ra số lượng lớn.

  • Chuồng trại, khu nuôi gà chọi được đặt ở khu vực cao ráo, có ánh sáng tự nhiên, không nuôi ở nơi ẩm thấp, thiếu sáng.
  • Luôn đảm bảo khâu vệ sinh, sát khuẩn định kỳ cho chuồng nuôi gà chọi là 3 ngày một lần với các chất diệt khuẩn như Han-iodine 10%, Bioxide….
  • Gà chọi vừa đi đá về hay vần gà thì cần được vệ sinh, om bóp kỹ lưỡng. Các vết thương được sát khuẩn đúng cách, kịp thời. 
  • Mọi người không nên nuôi nhốt gà đang mắc bệnh hay gà đang bị thương nặng ở chung với gà đang khỏe mạnh.
  • Khi chăm sóc, sư kê cần theo dõi các biểu hiện bệnh sớm, điều trị ngay, tránh trường hợp vùng da mốc lác lan rộng, khó chữa trị.

Kết luận

Chữa mốc gà chọi hoàn toàn có thể khỏi bằng các phương pháp dân gian mà không sử dụng thuốc tây. Qua bài viết này, Trực tiếp c1 hy vọng anh em nuôi gà chọi có thêm những thông tin để chăm sóc gà cưng vừa an toàn vừa hiệu quả nhé!