Cách phòng bệnh cho gà chọi thực sự rất cần thiết khi anh em đầu tư nuôi và huấn luyện chiến kê chuyên nghiệp. Thay vì tập trung vào chữa trị khi gà cưng mắc bệnh thì những sư kê lâu năm kinh nghiệm luôn chủ động bảo vệ, phòng bệnh cho gà chọi. Dưới đây là những cách phòng bệnh hiệu quả cho chiến kê mà sư kê nào cũng nên biết.

Tiêm chủng vacxin theo đúng lịch

Gà chọi cần được tiêm vacxin đầy đủ liều lượng, số lượng theo từng độ tuổi
Gà chọi cần được tiêm vacxin đầy đủ liều lượng, số lượng theo từng độ tuổi

Nhiều anh em đang sai lầm trong suy nghĩ về cách phòng bệnh cho gà chọi là những con gà đi đá chuyên nghiệp này thường khỏe hơn gà thông thường nên không cần tiêm vacxin. Thực tế, gà chọi cũng giống các giống gà khác luôn cần được tiêm chủng để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, nhiều bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, khả năng chết cao ở gà vẫn chưa có thuốc đặc trị thì việc tiêm phòng là bước phòng bệnh tốt nhất.

Theo đó, mọi người nuôi gà chọi sẽ cần nắm lịch tiêm vacxin theo từng độ tuổi của gà. Vacxin cho gà có nhiều loại để phòng được nhiều bệnh khác nhau như Newcastle, tụ huyết trùng, đầu đen, Ecoli, CRD, ILT, cúm gà, thương hàn, cầu trùng, Marek, Gumboro…

Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật

Chuồng trại của gà chọi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chiến kê 
Chuồng trại của gà chọi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chiến kê 

Cách phòng bệnh cho gà chọi được áp dụng ngay khi nuôi gà ở giai đoạn nhỏ chính là xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật. Theo đó, chuồng nuôi gà chọi về cơ bản cần ở nơi cao ráo, thoáng mát và có mái che đầy đủ. Xung quanh chuồng được che chắn kỹ, đảm bảo chắn mưa gió, giữ nhiệt tốt vào mùa đông. Ngoài ra, phần nền chuồng luôn được trang bị chất độn chuồng đạt chuẩn để gà không bị đau chân hay mất vệ sinh.

Điểm khác biệt của chuồng nuôi gà chọi với gà thường là những con gà sẽ được nhốt riêng biệt. Mọi người không nuôi tập trung nhiều gà chọi hay nuôi gà không cùng độ tuổi vào một lồng. Điều này nhằm đảm bảo chúng không đá, cắn mổ nhau. Đồng thời, việc chăm sóc, huấn luyện và phòng bệnh cho từng con dễ dàng hơn. 

Cách phòng bệnh cho gà chọi với chế độ ăn hợp lý

Gà chọi được ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học thì ít khi mắc bệnh
Gà chọi được ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học thì ít khi mắc bệnh

Chế độ ăn uống được đảm bảo hợp lý, khoa học là cách phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả. Thức ăn cho chiến kê cần đảm bảo đa dạng các nhóm chất như đạm, tinh bột, khoáng chất, vitamin, chất béo… Vì vậy, sư kê phải đảm bảo mỗi ngày gà ăn lượng và các loại thức ăn phù hợp nhằm đảm bảo cho chất lượng. 

Ngoài lúa thóc là thức ăn chính thì gà chọi cần được bổ sung thêm các loại mồi tươi như thịt bò, lươn, chạch, rắn, cóc… Đồng thời, chế độ ăn của chiến kê không thể thiếu rau xanh giàu vitamin, khoáng chất như rau muống, giá đỗ, cà chua…

Tùy theo từng độ tuổi, từng thời điểm tập luyện mà gà chọi được ăn những chế độ tương ứng từ cám cho gà con đến thức ăn giàu dinh dưỡng để phát triển cơ bắp, sung sức khi đi đá đến nhóm dinh dưỡng sau khi đi đá về. Khi gà ăn đúng lượng, khoa học về dinh dưỡng thì cơ thể phát triển toàn diện, khả năng kháng bệnh, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Cách phòng bệnh cho gà chọi trong khâu chăm sóc

Chăm sóc chiến kê cần kỹ thuật và kinh nghiệm để tăng sức đề kháng, ít bệnh
Chăm sóc chiến kê cần kỹ thuật và kinh nghiệm để tăng sức đề kháng, ít bệnh

Gà chọi được chăm sóc kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật sẽ phòng bệnh rất tốt, gà phát triển nhanh. Trong khâu chăm sóc thì sư kê phải chú ý đến các kỹ thuật quan trọng như vào nghệ, tắm vệ sinh, tỉa lông, cắt tích tai, om bóp… Đối với gà chọi, những bước chăm sóc này tác động trực tiếp đến sức khỏe, độ dẻo dai, bền bỉ, khả năng chịu đòn. Hầu hết, gà chọi khỏe, sung sức, đá tốt đều phải trải qua các bước chăm sóc trên đây. Do đó, anh em tìm cách phòng bệnh cho gà chọi đều phải chú ý đến những kỹ thuật này.

Bên cạnh các kỹ thuật yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn thì chăm sóc gà chọi cần có những được chăm sóc từ những bước cơ bản. Đầu tiên là vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi để đảm bảo chiến kê ăn sạch, ở sạch và uống sạch.

Gà chọi ít khi mắc bệnh khi được nuôi và tập luyện trong khu vực được xịt khử trùng, rắc vôi bột, xử lý chất độn chuồng… theo định kỳ. Các dụng cụ như máng ăn, máng uống được làm sạch mỗi ngày.

Mọi người không dùng máng bẩn, có mùi khó chịu, ôi thiu. Đặc biệt, trong cách phòng bệnh cho gà chọi mọi người lưu ý không cho gà chọi ăn thức ăn cũ, uống nước để quá lâu nhiều ngày để tránh xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn và các mầm bệnh.

Kết luận

Cách phòng bệnh cho gà chọi được Trực tiếp c1 chia sẻ trên đây đã được nhiều sư kê lão làng áp dụng và nhận về hiệu quả rất tốt. Anh em muốn gà cưng của mình khỏe mạnh, chủ động phòng chống được các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, phong độ thi đấu thì nên lưu lại và sử dụng luôn nhé!